Mục lục
- 1. Đâu là lý do khiến khách hàng bỏ qua một freelancer?
- 1.1. Khách hàng không xem bạn là một freelancer phù hợp với dự án
- 1.2. Khách hàng không cảm nhận được sự quan tâm của bạn đối với dự án của họ
- 1.3. Khách hàng cảm thấy freelancer không chuyên nghiệp
- 2. Bí kíp chinh phục mọi dự án khi làm freelancer
- 2.1. Tối ưu hoá nội dung portfolio khi tìm việc freelance
- 2.2. Thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến dự án của khách hàng
- 2.3. Thành thật với khách hàng về thời gian hoàn thành công việc freelancer
- 2.4. Thuyết phục bản thân xứng đáng với chi phí khách hàng bỏ ra
Bạn tự tin bản thân là một freelancer đầy tài năng. Dù đã thể hiện năng lực và đàm phán tốt, bạn vẫn vuột mất dự án freelance mơ ước? Vậy điều gì khiến khách hàng không lựa chọn bạn cho công việc freelancer đó? Và làm thế nào để bạn cải thiện bản thân để thành công khi tìm việc freelance trong tương lai?
1. Đâu là lý do khiến khách hàng bỏ qua một freelancer?
1.1. Khách hàng không xem bạn là một freelancer phù hợp với dự án
Khi khách hàng không xem bạn là một freelancer tiềm năng cho dự án của họ, điều này thường xuất phát từ việc portfolio của bạn không thể hiện đúng khả năng và tài năng của bạn. Portfolio chính là một công cụ quan trọng để bạn chứng minh khả năng làm việc của mình. Tuy nhiên, nếu portfolio của bạn không được xây dựng một cách chuyên nghiệp hoặc không thể hiện rõ những dự án bạn đã tham gia và thành công, khách hàng sẽ không cảm nhận được sự tiềm năng của bạn.
Một portfolio không đủ chi tiết cũng có thể tạo ra ấn tượng không tốt với khách hàng. Khi họ không thấy được các dự án bạn đã hoàn thành hoặc các kỹ năng bạn sở hữu, họ có thể cảm thấy không tin tưởng vào khả năng của bạn để đảm nhận dự án của họ.
1.2. Khách hàng không cảm nhận được sự quan tâm của bạn đối với dự án của họ
Sự tận tâm là chìa khóa chinh phục khách hàng khi làm freelancer. Khách hàng luôn mong muốn tìm kiếm một freelancer có thể dành toàn bộ tâm huyết cho dự án của họ. Và nếu khách hàng không cảm nhận được tâm huyết của bạn, đó có thể sẽ là nguyên nhân khiến họ không chọn bạn cho công việc freelancer.
Ngoài ra, khách hàng cũng muốn một freelancer tạo ra kết quả công việc xứng đáng với số tiền họ bỏ ra. Điều này không có nghĩa là chọn người giá rẻ nhất, mà là chọn người tốt nhất cho dự án với mức giá hợp lý. Khách hàng muốn freelancer có thể hiểu rõ nhu cầu của họ và có những kỹ năng cần thiết để hoàn thành dự án một cách thành công và chất lượng.
Bất cứ điều gì khác ngoài việc đáp ứng được những yêu cầu trên đều không mang lại nhiều giá trị cho khách hàng. Việc quảng cáo hoặc gửi những tài liệu không liên quan sẽ không được khách hàng đánh giá cao. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc hiểu rõ nhu cầu của họ, và đề xuất những giải pháp tiềm năng.
Tạo ấn tượng với khách hàng bằng cách thể hiện sự quan tâm đến công việc freelancer.
1.3. Khách hàng cảm thấy freelancer không chuyên nghiệp
Trong quá trình trao đổi, freelancer có thể không tạo được ấn tượng tích cực về sự chuyên nghiệp của mình cho khách hàng. Điều này có thể là do cách nói chuyện hoặc ngôn ngữ của freelancer sử dụng chưa có sự phù hợp. Đặc biệt đối với những lĩnh vực cần sử dụng ngôn ngữ như content writer hoặc biên/phiên dịch, vấn đề này càng có sự ảnh hưởng hơn.
Không chỉ vậy, khách hàng cũng có thể cảm thấy freelancer thiếu sự kỷ luật trong quá trình làm việc. Việc không thể hiện được sự kỷ luật có thể phản ánh qua việc freelancer không tuân thủ thời gian hoặc các thỏa thuận đã được đề ra từ trước. Điều này không chỉ làm giảm sự tin tưởng của khách hàng vào khả năng hoàn thành dự án một cách chuyên nghiệp mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ làm việc giữa freelancer và khách hàng.
2. Bí kíp chinh phục mọi dự án khi làm freelancer
2.1. Tối ưu hoá nội dung portfolio khi tìm việc freelance
Khi làm freelancer, việc khiến một khách hàng có quyết định lựa chọn bạn cho dự án của họ hay không, phần lớn sẽ dựa vào kinh nghiệm và kỹ năng của bạn. Và những điều đó sẽ được thể hiện trong portfolio. Hãy đảm bảo rằng hồ sơ hoặc portfolio của bạn được tối ưu hóa bằng cách:
- Mô tả chi tiết kinh nghiệm
Freelancer cần mô tả một cách chi tiết về những dự án bạn đã tham gia và những công việc bạn từng đảm nhiệm. Bạn nên nêu rõ về vai trò của mình trong từng dự án, các thách thức bạn đã đối mặt và cách bạn đã giải quyết chúng. Việc này giúp khách hàng có cái nhìn rõ ràng về khả năng của bạn và tin tưởng hơn vào khả năng làm việc của bạn.
- Thể hiện trực quan kỹ năng chuyên môn
Trong phần này, tập trung vào việc thể hiện những kỹ năng cụ thể mà bạn có. Bạn có thể đính kèm các sản phẩm hoặc dự án đã hoàn thành để thể hiện cho khả năng của mình. Đồng thời, bạn cũng nên chứng minh những kỹ năng mềm như giao tiếp hay quản lý thời gian trong từng bối cảnh cụ thể.
Việc tối ưu portfolio không chỉ giúp bạn thu hút sự chú ý của khách hàng mà còn tạo ra ấn tượng mạnh mẽ về khả năng và uy tín của bạn trong ngành công việc bạn chọn. Hãy cập nhật và làm mới portfolio của mình thường xuyên để phản ánh đầy đủ nhất về sự tiến bộ của bạn trong sự nghiệp làm freelancer.
Tối ưu hoá nội dung portfolio giúp bạn dễ tìm kiếm công việc freelancer hơn.
2.2. Thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến dự án của khách hàng
Thay vì chỉ tập trung vào thù lao, hãy khẳng định sự quan tâm chân thành của bạn dành cho dự án của khách hàng. Freelancer nên trao đổi với khách hàng kỹ, chi tiết về doanh nghiệp, về dự án để khách hàng thấy bạn thực sự quan tâm đến công việc. Điều này được thể hiện qua:
- Khả năng đặt câu hỏi chuyên môn trong quá trình đàm phán, nhắm trúng trọng tâm vấn đề
- Trao đổi kỹ lưỡng về doanh nghiệp và dự án
- Thể hiện sự am hiểu về lĩnh vực hoạt động và mục tiêu của khách hàng
- Bày tỏ mong muốn đóng góp vào thành công của khách hàng
- Đề xuất giải pháp sáng tạo, phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của dự án
Bằng cách thể hiện sự quan tâm, freelancer sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp với khách hàng, đồng thời gia tăng khả năng tìm việc freelance thành công. Ngoài ra, cách tiếp cận này cũng sẽ giúp freelancer xác định được mức độ phù hợp của dự án với năng lực của bản thân.
2.3. Thành thật với khách hàng về thời gian hoàn thành công việc freelancer
Khi làm freelancer, bạn cần hiểu rằng thời gian là một yếu tố then chốt trong việc hoàn thành dự án và tạo dựng uy tín với khách hàng. Thông thường khách hàng sẽ mong muốn mức thời gian ngắn nhất để tiết kiệm thời gian và phòng hờ những phát sinh không mong muốn. Tuy nhiên, hãy kiên định với ý kiến của bản thân và đề xuất với khách hàng một mức thời gian mà bạn đảm bảo sẽ hoàn thành.
Để ước tính một cách chính xác thời gian hoàn thành dự án, freelancer nên:
- Phân tích kỹ lưỡng các yêu cầu của khách hàng, bao gồm phạm vi công việc, mức độ phức tạp, và các mốc thời gian quan trọng.
- Xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành công việc freelancer, chẳng hạn như sự sẵn có của tài liệu, và sự phối hợp với các bên liên quan khác.
- Dựa trên kinh nghiệm và năng lực của bản thân, ước tính thời gian cần thiết để hoàn thành từng hạng mục công việc.
- Cộng thêm thời gian dự phòng cho các trường hợp phát sinh ngoài ý muốn, đảm bảo bạn có đủ thời gian để hoàn thành dự án một cách tốt nhất.
Nếu khách hàng không đồng ý với đề xuất của bạn, hãy giải thích rõ ràng cho khách hàng về cách bạn ước tính thời gian hoàn thành công việc freelancer. Ngoài ra, bạn cũng cần thảo luận cởi mở với khách hàng về những yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành dự án. Song song đó, hãy lắng nghe ý kiến của khách hàng và điều chỉnh thời gian ước tính nếu cần thiết.
Freelancer cần ước tính thời gian hoàn thành dự án một cách chính xác.
2.4. Thuyết phục bản thân xứng đáng với chi phí khách hàng bỏ ra
Khách hàng thông minh sẽ không tìm freelancer đưa ra mức giá rẻ nhất, mà sẽ tìm người phù hợp nhất cho dự án với mức giá hợp lý. Bất kỳ điều gì khác ngoài giá trị chuyên môn đều sẽ không mang lại nhiều ấn tượng cho khách hàng. Khách hàng không cần những bài quảng cáo dài dòng, hay những câu chào suông như "Tôi có thể làm được".
Freelancer cần chứng minh được rằng họ hiểu rõ yêu cầu của dự án và sở hữu những kỹ năng cần thiết để hoàn thành xuất sắc công việc. Hãy trình bày rõ ràng kinh nghiệm và kỹ năng liên quan của bạn, đồng thời cung cấp các ví dụ cụ thể về những dự án thành công trong quá khứ.
Bên cạnh đó, freelancer không nên đưa ra mức giá rẻ nhất để cạnh tranh. Thay vào đó, bạn có thể tập trung vào việc chứng minh giá trị thực mà bạn sẽ mang lại. Giải thích rõ ràng cách thức bạn sẽ hoàn thành công việc, lợi ích mà khách hàng nhận được và đưa ra cam kết về chất lượng dịch vụ. Hãy khiến khách hàng tin tưởng vào khả năng của bạn và sẵn sàng chi trả mức giá hợp lý cho dịch vụ của bạn.
Làm freelancer là một lựa chọn đầy thử thách, nhưng nếu bạn vượt qua, thành quả sẽ vô cùng đáng giá. Tự tin vào khả năng của bản thân, thể hiện năng lực và sự chuyên nghiệp của bạn để tạo dựng uy tín và thành công trong lĩnh vực này. Hãy nhớ rằng, thành công không đến dễ dàng, nhưng với sự nỗ lực và kiên trì, bạn chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu của mình. Và đừng quên truy cập vào Skijan để bắt đầu hành trình làm freelancer từ hôm nay.
Bình luận(0)