Các chiêu lừa đảo tuyển dụng trên mạng ngày càng nhiều với hình thức tinh vi
5 dấu hiệu lừa đảo tuyển dụng và cách phòng tránh
1. Yêu cầu chuyển tiền đặt cọc trước khi nhận việc
- Tuyệt đối không chuyển tiền. Các nhà tuyển dụng uy tín sẽ không bao giờ yêu cầu ứng viên đóng phí trước khi nhận việc.
- Kiểm tra kỹ thông tin công ty qua Google, website chính thức hoặc hỏi thông tin từ các cộng đồng việc làm trên mạng xã hội.
2. Thông tin công ty mơ hồ
- Thiếu địa chỉ hoặc sử dụng địa chỉ giả.
- Công ty không có website chính thức hoặc website nhìn không chuyên nghiệp.
- Email dùng để liên lạc là email cá nhân (@gmail.com) thay vì email công ty (VD: @tencongty.com)
- Tìm thêm thông tin công ty trên Google, LinkedIn hoặc các trang tuyển dụng uy tín. Đừng quên đọc đánh giá từ những người đã làm việc hoặc ứng tuyển tại đây.
- Tra cứu thông tin doanh nghiệp trên các cổng thông tin điện tử chính thức.
- Dùng Google Maps để kiểm tra địa chỉ công ty, đảm bảo đó là một văn phòng hoạt động thật.
3. Công việc không cần kinh nghiệm, việc nhẹ lương cao
- Mức lương vượt xa so với mặt bằng chung nhưng mô tả công việc quá dễ dàng.
- Công việc không cần bằng cấp, kinh nghiệm hoặc chuyên môn. Các việc làm online tại nhà chỉ yêu cầu bạn có thời gian rảnh hoặc biết sử dụng internet.
- Kiểm tra mức lương trung bình của ngành nghề bạn đang ứng tuyển. Nếu mức lương HR đưa ra quá cao so với thị trường, hãy đặt dấu chấm hỏi.
- Tra cứu, tìm kiếm thông tin công ty trên các công cụ tìm kiếm.
- Khi tìm việc làm, hãy giữ một cái đầu lạnh để không bị cuốn theo những lời hứa hẹn làm giàu nhanh chóng, hoặc việc nhẹ lương cao.
4. Yêu cầu thông tin nhạy cảm
- Yêu cầu cung cấp thông tin nhạy cảm như số CCCD/CMND, thông tin hộ khẩu, mã số thuế hoặc ảnh chụp giấy tờ cá nhân. Các thông tin này có thể bị sử dụng để làm giả hồ sơ vay tín dụng hoặc thực hiện các hành vi bất hợp pháp.
- Đòi hỏi thông tin tài khoản ngân hàng hoặc mã OTP dưới danh nghĩa trả lương hoặc xác nhận danh tính.
- Yêu cầu bạn điền thông tin cá nhân vào các biểu mẫu từ các đường dẫn đáng ngờ.
- Kẻ lừa đảo sử dụng ngôn ngữ ép buộc, và tạo áp lực tâm lý, khiến bạn cảm thấy nếu không cung cấp những thông tin này thì bạn sẽ mất cơ hội làm việc.
- Xác minh độ uy tín của nhà tuyển dụng
- Không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin nhạy cảm cho bất kỳ ai trên mạng. Nhà tuyển dụng uy tín chỉ yêu cầu thông tin cá nhân sau khi bạn đã được nhận làm việc và các thông tin này được sử dụng để hoàn thiện hợp đồng lao động.
- Không truy cập vào những đường link lạ, không an toàn. Nếu cần điền thông tin cá nhân online, bạn hãy chắc chắn website đó sử dụng giao thức bảo mật https và có nguồn gốc đáng tin cậy.
5. Công việc được đăng tải khác với công việc được trao đổi
- Tin tuyển dụng mô tả một công việc chuyên môn hoặc hấp dẫn, nhưng khi trao đổi lại biến thành công việc đơn giản, không liên quan, hoặc mang tính chất ép buộc.
- Nội dung công việc chuyển từ công việc chuyên môn sang bán hàng đa cấp, tiếp thị qua điện thoại, hoặc các công việc không rõ ràng.
- Mức lương hoặc chế độ đãi ngộ không khớp với thông tin đã đăng tải.
- Không cung cấp thông tin rõ ràng. Nhà tuyển dụng né tránh trả lời câu hỏi về trách nhiệm công việc, mức lương, hợp đồng lao động, hoặc các thông tin cụ thể.
- Kiểm tra và xác minh kỹ thông tin tuyển dụng.
- Không chấp nhận công việc khi chưa có hợp đồng lao động hoặc văn bản cam kết. Đồng thời, đọc kỹ các điều khoản trước khi kí, đặc biệt là các điều khoản về chi phí hoặc ràng buộc.
- Không đóng bất kỳ chi phí nào trước khi làm việc.
- Tránh xa các tin tuyển dụng online không rõ nguồn gốc hoặc đăng tải
Bình luận(0)