- Bạn có đủ năng lực để xử lý công việc freelancer theo yêu cầu của khách hàng?
- Bạn có thể làm việc dưới áp lực thời gian hay không?
- Bạn có đủ tự tin thương hiệu freelancer của mình sẽ tiếp cận được khách hàng?
- Bạn có đủ bình tĩnh để nhận sự phản hồi từ khách hàng?
- Bạn có đủ bản lĩnh để thất nghiệp nhiều lần?
- Bạn có chấp nhận rủi ro và những đánh đổi?
- Và cuối cùng, bạn đã thực sự tự tin làm chủ sự tự do của bản thân mình chưa?
Bạn có đủ năng lực để xử lý công việc freelancer theo yêu cầu của khách hàng?
- Kỹ năng của bạn có phù hợp với lĩnh vực freelancer đang bạn muốn theo đuổi hay không?
- Bạn có nghĩ bản thân có đủ kiến thức chuyên môn để hoàn thành công việc một cách hiệu quả?
- Bạn có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực đó hay chỉ là kiến thức lý thuyết?
- Bạn có tự tin rằng bản thân có thể đáp ứng mọi yêu cầu mà khách hàng có thể đặt ra không?
- Bạn có khả năng quản lý thời gian và làm việc độc lập tốt hay không?
Bạn có thể làm việc dưới áp lực thời gian hay không?
Bạn có đủ tự tin thương hiệu freelancer của mình sẽ tiếp cận được khách hàng?
- Bạn có thoải mái khi nói về bản thân và kỹ năng của mình hay không?
- Bạn có biết cách giới thiệu bản thân một cách ấn tượng và thu hút?
- Bạn có biết cách xây dựng thương hiệu cá nhân cho mình?
- Bạn có biết cách sử dụng các kênh online và offline để quảng bá bản thân?
- Bên cạnh thời gian dành cho công việc, bạn có sẵn sàng dành thêm thời gian và công sức để marketing cho bản thân?
Bạn có đủ bình tĩnh để nhận sự phản hồi từ khách hàng?
- Bạn có dễ bị tổn thương bởi những lời chỉ trích hay không?
- Bạn có thể tiếp thu feedback một cách khách quan hay không?
- Bạn có nghĩ rằng bạn thân sẽ học hỏi từ feedback để cải thiện công việc của mình hay không?
- Bạn có thể bình tĩnh và chuyên nghiệp khi nhận feedback tiêu cực từ khách hàng hay không?
Bạn có đủ bản lĩnh để thất nghiệp nhiều lần?
- Bạn có đủ khả năng tài chính để trang trải chi phí sinh hoạt khi chưa tìm được công việc freelancer?
- Bạn có đủ kiên nhẫn để tiếp tục tìm kiếm dự án mới khi thất bại?
- Bạn có thể giữ tinh thần lạc quan và động lực làm việc khi thất nghiệp?
- Bạn có sẵn sàng học hỏi và trau dồi kỹ năng để nâng cao khả năng cạnh tranh trong lúc thất nghiệp?
Bạn có chấp nhận rủi ro và những đánh đổi?
- Thu nhập bấp bênh: Như đã nói ở trên, mức thu nhập của freelancer sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào số lượng dự án bạn kiếm được và hoàn thành. Sẽ có lúc, bạn kiếm được nhiều tiền, nhưng cũng có những lúc bạn không có dự án và thu nhập bằng 0.
- Áp lực công việc lớn: Freelancer thường phải tự mình quản lý công việc, tìm kiếm khách hàng, hoàn thành dự án và đảm bảo chất lượng. Chính vì vậy, nó có thể gây stress cho những ai chưa quen với nhịp độ công việc, ảnh hưởng đến sức khoẻ của freelancer.
- Thời gian làm việc không cố định: Freelancer có thể phải làm việc bất cứ lúc nào, kể cả ngày cuối tuần và ngày lễ để đảm bảo tiến độ dự án. Chính vì vậy, freelancer cần có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
- Ít cơ hội thăng tiến: Khi làm việc tự do, bạn không có cơ hội thăng tiến như khi làm công việc toàn thời gian. Đổi lại, freelancer cần tự mình phát triển kỹ năng và kiến thức chuyên môn để nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng mức thu nhập.
- Ít cơ hội được hưởng phúc lợi: Freelancer không được hưởng các phúc lợi như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, nghỉ phép,... Nhưng thay vào đó, các freelancer có thể trích một phần thu nhập của mình và tự đóng các khoản bảo hiểm.
Bình luận(0)