Bạn có từng tự hỏi làm thế nào để bắt đầu làm freelance và tìm được công việc đầu tiên khi chưa có kinh nghiệm? Đó không chỉ là câu chuyện của riêng bạn mà còn là thử thách của hầu hết mọi freelancer mới. Bài viết này, Skijan sẽ tiết lộ những bí quyết giúp bạn vượt qua những khó khăn mà hầu hết freelancer mới đều gặp phải và cùng bạn chinh phục job freelance đầu tiên.
> Có thể bạn quan tâm: Bạn cần chuẩn bị gì trước khi bắt đầu làm freelancer?
Mục lục
- I. Hiểu rõ bản thân và định hướng nghề nghiệp
- 1. Xác định kỹ năng và kinh nghiệm
- 2. Tìm hiểu về thị trường freelance
- 3. Xây dựng thương hiệu cá nhân
- II. Xây dựng portfolio
- III. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
- 1. Sử dụng công cụ tìm kiếm
- 2. Sử dụng các nền tảng kết nối freelancer và khách hàng
- 3. Xây dựng networking
- 4. Sử dụng mạng xã hội
- IV. Gửi proposal chuyên nghiệp và thuyết phục
- 1. Hiểu rõ yêu cầu của khách hàng
- 2. Viết proposal rõ ràng và ngắn gọn
- 3. Cân nhắc giá cả hợp lý
- 4. Theo dõi và nhắc nhở khách hàng
- FAQ
I. Hiểu rõ bản thân và định hướng nghề nghiệp
1. Xác định kỹ năng và kinh nghiệm
Khi bắt đầu làm freelancer, việc đầu tiên bạn cần làm là hiểu rõ bản thân:
- Bạn giỏi điều gì? Liệt kê những kỹ năng mà bạn có, và xác định bạn giỏi nhất ở lĩnh vực nào.
- Bạn yêu thích điều gì? Chọn một lĩnh vực bạn thực sự hứng thú để duy trì động lực lâu dài.
- Bạn đã có những kinh nghiệm gì? Nếu bạn chưa có kinh nghiệm thực tế, hãy nghĩ đến các dự án cá nhân hoặc công việc trong quá khứ có liên quan.
2. Tìm hiểu về thị trường freelance
Đừng lao vào thị trường mà không hiểu rõ nó hoạt động như thế nào. Hãy nghiên cứu:
- Xu hướng thị trường: Trong giai đoạn hiện tại, các lĩnh vực như content, thiết kế đồ họa, và phát triển web thường có nhu cầu cao.
- Các dịch vụ freelance tiềm năng: Đi tắt đón đầu, hãy xác định những lĩnh vực ngách đang khát nhân lực, và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Freelancer có thể tìm kiếm các bài viết, báo cáo để hiểu những lĩnh vực nào đang phát triển.
- Phân tích các freelancer khác: Tìm hiểu những lĩnh vực nào đang có tỉ lệ cạnh tranh cao. Đồng thời, hãy nghiên cứu dịch vụ của những freelancer khác và mức giá họ đưa ra.
3. Xây dựng thương hiệu cá nhân
Thương hiệu cá nhân là cách bạn giới thiệu bản thân với khách hàng. Để xây dựng thương hiệu cá nhân khi làm freelancer, hãy:
- Xây dựng sự đặc biệt trong dịch vụ freelance của bạn: Dịch vụ và thương hiệu của bạn có gì độc đáo và đặc biệt hơn những freelancer khác, có thể tạo ấn tượng cho khách hàng.
- Tạo một câu chuyện: Hãy kể câu chuyện về hành trình và mục tiêu của bạn để tạo sự kết nối với khách hàng.
- Thiết kế logo chuyên nghiệp và phong cách nhất quán: Khi đó, khách hàng nhìn vào sẽ thấy được sự chuyên nghiệp từ thương hiệu freelancer của bạn.
- Mạng xã hội: Tận dụng các nền tảng như LinkedIn hoặc bất kỳ kênh nào có nhiều khách hàng của bạn để xây dựng uy tín. Hãy đăng tải các bài viết, dự án và phản hồi từ khách hàng.
Hiểu rõ bản thân và định hướng nghề nghiệp là bước đầu tiên để bạn làm việc freelance thành công.
II. Xây dựng portfolio
Portfolio là công cụ quan trọng giúp bạn thể hiện năng lực và tạo niềm tin với khách hàng khi tìm kiếm công việc freelance đầu tiên. Không chỉ là nơi trưng bày các dự án, việc xây dựng portfolio chuyên nghiệp còn giúp freelancer khẳng định giá trị cá nhân và phong cách làm việc chuyên nghiệp.
Một portfolio chuyên nghiệp sẽ giúp freelancer:
- Tạo ấn tượng ban đầu: Portfolio rõ ràng và sáng tạo sẽ nhanh chóng thu hút sự chú ý của khách hàng trong vài phút đầu tiên.
- Chứng minh năng lực: Các dự án hoàn thành được thể hiện trong portfolio là minh chứng rõ ràng cho kỹ năng và kinh nghiệm của bạn.
- Thu hút đúng khách hàng: Portfolio tối ưu giúp bạn kết nối với những khách hàng phù hợp với dịch vụ bạn cung cấp.
- Xây dựng thương hiệu: Portfolio giúp freelancer thể hiện rõ phong cách, năng lực và giá trị cá nhân, tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng tiềm năng.
III. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
1. Sử dụng công cụ tìm kiếm
Google không chỉ là nơi tra cứu thông tin mà còn là công cụ mạnh mẽ để bạn tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Chỉ cần nhập các từ khóa như “việc làm freelancer” hoặc “tuyển dụng công việc freelance” vào thanh tìm kiếm, bạn có thể dễ dàng tìm thấy hàng loạt cơ hội việc làm trên các trang tuyển dụng, nền tảng freelance hoặc cộng đồng nghề nghiệp. Đừng quên sử dụng các từ khóa cụ thể hơn như lĩnh vực bạn quan tâm, ví dụ: “freelancer IT” hay “freelance thiết kế đồ họa” để tìm được dự án phù hợp.
2. Sử dụng các nền tảng kết nối freelancer và khách hàng
Ngoài việc tìm kiếm việc làm freelance trên Google, freelancer có thể sử dụng các website làm việc freelancer để tìm được công việc freelance đầu tiên. Đây là nơi freelancer và khách hàng dễ dàng kết nối và làm việc với nhau. Dưới đây là một số gợi ý:
- Skijan
Là nền tảng tập trung hỗ trợ freelancer tại Việt Nam và quốc tế. Skijan sẽ là nơi để freelancer đăng tải dịch vụ freelance của bản thân, và khách hàng sẽ mua dịch vụ này của freelancer. Với hơn 15 lĩnh vực ngành nghề, Skijan sẽ là website freelance dành cho mọi freelancer, dù cho lĩnh vực của bạn có ngách đến như thế nào. Giao diện thân thiện và dễ sử dụng, Skijan phù hợp cho cả người mới bắt đầu.
- Upwork
Upwork là một trong những nền tảng lớn nhất dành cho freelancer toàn cầu. Tại đây, bạn có thể tìm kiếm các công việc phù hợp với kỹ năng của mình từ nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ, sáng tạo, và quản lý dự án.
- Freelancer.com
Nền tảng này cung cấp đa dạng dự án từ các công việc nhỏ như nhập liệu đến các dự án chuyên môn cao như phát triển phần mềm. Freelancer.com cũng có nhiều công cụ hỗ trợ bạn đấu thầu dự án và xây dựng uy tín.
- Fiverr
Nếu bạn muốn bắt đầu bằng các dịch vụ nhỏ, Fiverr là lựa chọn lý tưởng. Bạn có thể đăng dịch vụ (gig) của mình với mức giá khởi điểm thấp, sau đó mở rộng khi đã có kinh nghiệm và đánh giá tốt từ khách hàng.
- Toptal
Dành cho các freelancer có chuyên môn cao, Toptal là nơi tập trung các dự án chất lượng từ những khách hàng lớn. Quy trình xét duyệt khá nghiêm ngặt, nhưng nếu vượt qua, bạn sẽ có cơ hội nhận các dự án cao cấp và được trả thù lao xứng đáng.
3. Xây dựng networking
Networking là một trong những cách hiệu quả nhất để freelancer tìm kiếm khách hàng tiềm năng, đặc biệt là những freelancer mới. Việc xây dựng mối quan hệ với những người trong ngành không chỉ giúp bạn mở rộng cơ hội công việc mà còn tạo dựng uy tín lâu dài.
Freelancer có thể mở rộng mối quan hệ của mình bằng cách:
- Tham gia các cộng đồng freelancer trên Facebook.
- Xây dựng hồ sơ, tạo kết nối và tương tác với người dùng khác trên LinkedIn
- Tham gia các sự kiện offline, các buổi workshop hoặc những buổi gặp gỡ giữa những freelancer.
Đồng thời, khi xây dựng mối quan hệ, freelancer nên lưu tâm đến:
- Đừng chăm chăm vào việc tìm kiếm khách hàng, hãy xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng và hợp tác lâu dài
- Sau khi kết nối, hãy giữ liên lạc và duy trì mối quan hệ và nhắc nhở họ về dịch vụ của bạn
- Luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức và hỗ trợ những người xung quanh để tạo dấu ấn tích cực.
4. Sử dụng mạng xã hội
Với lượng người dùng lớn và tính kết nối cao, các nền tảng mạng xã hội mang lại nhiều cơ hội để marketing cho dịch vụ và tìm kiếm dự án phù hợp. Tuy nhiên, mỗi mạng xã hội sẽ có đặc điểm nội dung riêng, tuỳ thuộc vào ngành nghề mà bạn đang làm việc để lựa chọn nền tảng tiếp cận khách hàng phù hợp.
- Vốn là mạng xã hội việc làm, LinkedIn là nơi để freelancer kết nối với doanh nghiệp và các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Với nền tảng này, freelancer nên đăng tải các bài viết chia sẻ về chuyên môn, kinh nghiệm để xây dựng uy tín và thu hút khách hàng.
- Freelancer cũng có thể tham gia vào các cộng đồng, nhóm việc làm freelancer trên Facebook để kết nối với khách hàng và chia sẻ và học hỏi thêm kinh nghiệm liên quan đến làm freelance
- Nếu bạn là freelancer thiết kế hoặc làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến hình ảnh, sáng tạo… Instagram sẽ là nền tảng dành cho bạn.
Hãy sử dụng nhiều kênh khác nhau để mở rộng mạng lưới và tiếp cận khách hàng khi làm freelancer.
IV. Gửi proposal chuyên nghiệp và thuyết phục
1. Hiểu rõ yêu cầu của khách hàng
Trước khi viết proposal, freelancer hãy đọc kỹ mô tả dự án và xác định:
- Khách hàng cần gì? Bạn có thể đáp ứng được đúng yêu cầu của họ không
- Thời gian hoàn thành: Bạn có thể đáp ứng đúng hạn không?
2. Viết proposal rõ ràng và ngắn gọn
Một proposal hiệu quả cần có:
- Lời chào: Freelancer nên gọi tên khách hàng để tạo cảm giác gần gũi.
- Mở đầu thu hút: Nói về lý do bạn phù hợp với dự án dựa trên những kỹ năng và kinh nghiệm của mình.
- Cách bạn sẽ thực hiện công việc: Trình bày phương pháp bạn sẽ thực hiện công việc, và nêu rõ vì sao bạn sẽ là lựa chọn phù hợp cho công việc của khách hàng.
- Lời kết thuyết phục: "Tôi rất mong nhận được dự án này từ bạn và mang lại kết quả tốt nhất cho dự án!"
3. Cân nhắc giá cả hợp lý
Với những freelancer cho người mới bắt đầu, hãy đưa ra mức giá cạnh tranh để thu hút khách hàng. Sau khi tích luỹ đủ kinh nghiệm và uy tín, bạn có thể tăng mức giá để phản ánh đúng giá trị của bản thân.
4. Theo dõi và nhắc nhở khách hàng
Nếu khách hàng chưa phản hồi, bạn có thể gửi một tin nhắn lịch sự để nhắc nhở. Hãy thể hiện sự quan tâm và khẳng định rằng bạn sẵn sàng hoàn thành dự án một cách tốt nhất.
FAQ
1. Làm thế nào để tìm khách hàng freelance đầu tiên?
Tìm kiếm các dự án trên mạng, tham gia các nền tảng như Skijan, tận dụng mạng xã hội và các mối quan hệ để tìm kiếm cơ hội.
2. Làm sao để viết một proposal freelance hiệu quả?
Hãy tập trung vào lợi ích mà bạn mang lại cho khách hàng, giữ nội dung ngắn gọn và đúng trọng tâm.
3. Làm thế nào để quản lý thời gian khi làm việc freelance?
Sử dụng các công cụ quản lý công việc và ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng.
Bạn cũng có thể đọc thêm bài viết sau: Cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân khi làm freelancer
4. Làm sao để gây ấn tượng với khách hàng khi chưa có kinh nghiệm?
Tự thực hiện các dự án cá nhân và đưa vào portfolio, trình bày hồ sơ chuyên nghiệp và thể hiện thái độ tích cực, sẵn sàng học hỏi.
Bình luận(0)